Monday, June 12, 2017

Tôi thường dùng cái này để làm fl studio khi chưa biết viết hợp âm piano

Filled under:

14 hợp âm cơ bản và đủ dùng trên piano

Khi bắt đầu chơi piano đệm hát, cũng như chơi piano cover, điều đầu tiên là chúng ta phải thuần thục về các hợp âm, thế bấm các hợp âm và nhanh nhạy trong việc chuyển hợp âm. Đối với các bạn mới tập chơi piano bằng hình thức tự học piano online hay học piano qua video theo hướng hiện đại không chuyên, bạn buộc phải trang bị 14 hợp âm cơ bản sẽ được Ngọc hường dẫn chi tiết trong bài này và nên học kèm bộ đĩa DVD Bí Quyết Tự Học Piano Đệm Hát Cơ Bản cực nhanh. Như vậy, bằng cách vận dụng các hợp âm căn bản, bạn sẽ chắc chắn chơi được những bản nhạc piano đệm hát, piano solo mà bạn yêu thích rồi đấy :).
Quy tắc cấu tạo nên một hợp âm:
  • Cấu tạo hợp âm: gồm 3 nốt bắt đầu từ nốt gốc.
  • Mỗi nốt trong hợp âm cách nhau 1 phím đàn trắng.
Từ 14 hợp âm căn bản này các bạn cũng có thể suy ra được các hợp âm # (thăng)/ b (giáng)
Ví dụ: hợp âm C (đô trưởng) gồm 3 nốt:
  • Bắt đầu từ nốt gốc Đô, nốt tiếp theo là Mi (cách Đô 1 phím trắng), nốt tiếp theo là Sol (cách Mi 1 phím trắng) => hợp âm C gồm Đô – Mi – Sol.
Tương tự  quy luật trên cho các hợp âm khác, tuy nhiên mỗi hợp âm sẽ có những nốt thăng giáng khác nhau, cần nhớ rõ 14 hợp âm như bên dưới (đặc biệt nhớ những hợp âm nào có nốt nào thăng hay giáng) sẽ giúp bạn chuyển hợp âm nhanh hơn trong khi chơi học đàn piano.
  1. Hợp âm trưởng (kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa)
C (đô trưởng): Đô – Mi – Sol
D (rê trưởng): Rê – Fa# – La
E (mi trưởng): Mi – Sol# – Si
F (fa trưởng): Fa – La – Đô
G (sol trưởng): Sol – Si – Rê
A (la trưởng): La – Đô# – Mi
B (si trưởng): Si – Rê# – Fa#


2. Hợp âm thứ (kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa kèm theo chữ “m” phía sau)
Cm (đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol
Dm (rê thứ): Rê – Fa – La
Em (mi thứ): Mi – Sol – Si
Fm (fa thứ): Fa – La(b) – Đô
Gm (sol thứ): Sol – Si(b) – Rê
Am (la thứ): La – Đô – Mi
Bm (si thứ): Si – Rê – Fa#

HỢP ÂM THĂNG/GIÁNG ĐƯỢC SUY RA TỪ 14 HỢP ÂM CƠ BẢN TRÊN


Sau khi đã nắm rõ 14 thế bấm của 7 hợp âm trưởng, 7 hợp âm thứ.
Ta có thể piano dễ dàng suy ra các hợp âm có dấu thăng (#) hoặc giáng (b)
Ví dụ: C#, Cb sẽ bấm như thế nào hoàn  toàn suy ra từ hợp âm C.
Hay C#m, Cbm bấm như thế nào hoàn toàn suy ra từ hợp âm Cm.
Quy tắc suy ra: Bắt đầu từ hợp âm trưởng/thứ thăng tất cả các nốt lên 1/2 cung sẽ trở thành hợp âm thăng. Giáng tất cả các nốt xuống 1/2 cung sẽ trở thành hợp âm giáng.
Sau khi nắm rõ quy tắc cấu tạo các hợp âm, bước tiếp theo là bạn nên thực hành nhiều lần trong khi học đàn piano. Đây cũng là phương pháp tự học piano cho người bận rộn hoặc những người trưởng thành không có thời gian học piano theo cách truyền thống. Bằng cách sử dụng hợp âm, bạn có thể vận dụng để đánh tay trái cho các bản nhạc mình yêu thích.
Sau khi sử dụng thuần thục các hợp âm cơ bản, bạn có thể xem những bài hướng dẫn nâng cao hơn dưới đây để nâng cao kỹ thuật chơi piano nhé.

0 comments:

Post a Comment